Thế giới đang hứng chịu những cơn nắng nóng kỷ lục
Dữ liệu từ Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu của EU cho thấy thế giới vừa trải qua tháng 4 có nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận, kéo dài chuỗi 11 tháng trong đó mỗi tháng đều đạt nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay.
Theo bản tin hàng tháng của Cơ quan Chống biến đổi khí hậu (C3S), mỗi tháng kể từ tháng 6 năm 2023 đến nay được xếp hạng là tháng nóng kỷ lục khi so sánh với cùng kỳ năm trước.
Đáy sông Loire khô hạn và nứt nẻ dưới chân cầu Anjou-Bretagne tại Ancenis-Saint-Gereon, Pháp được chụp ngày 13/6/2022. Ảnh: REUTERS
Đến hết tháng 4, nhiệt độ trung bình của thế giới đã chạm ngưỡng cao kỷ lục trong 12 tháng, cao hơn 1,61 độ C so với nhiệt độ trung bình thời kỳ Tiền công nghiệp giai đoạn năm 1850 - 1900.
Một số hiện tượng cực đoan, bao gồm những tháng có nhiệt độ bề mặt nước biển cao kỷ lục, đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu xem liệu có phải hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là lý do dẫn đến nền nhiệt gia tăng hay không.
Julien Nicolas, nhà khoa học khí tượng cấp cao tại C3S, cho biết: “Tôi cho rằng nhiều nhà khoa học đang xét đến khả năng có sự chuyển biến căn bản về nhiệt độ của Trái đất”.
Phát thải khí hiệu ứng nhà kính từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu. Trong những tháng gần đây, hiện tượng tự nhiên El Nino làm bề mặt biển phía Đông Thái Bình Dương ấm lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Các nhà khoa học xác nhận rằng sự biến đổi khí hậu đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan cụ thể trong tháng 4, điển hình như một đợt sóng nhiệt tại Sahel, Châu Phi có thể gây ra hàng ngàn ca tử vong.
Các quốc gia trên thế giới đã thống nhất với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015. Đây là mức nhiệt mà các nhà khoa học đã cho rằng sẽ giúp thế giới tránh được những tác động tai họa nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, như là nắng nóng, lũ lụt và các môi trường sinh thái bị hủy hoại.
Trên thực tế, mục tiêu 1.5 độ C vẫn xảy ra do đây là con số theo dõi mức tăng nhiệt trung bình của toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã cho biết mục tiêu này trên thực tế khó có thể đạt được, và đã kêu gọi chính phủ các nước đẩy mạnh nỗ lực cắt giảm lượng khí thải CO2 để hạn chế tác động từ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tổng hợp
Tin bài cùng sự kiện
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
