Mực nước sông Mekong thấp nhất 6 thập kỷ
Ngày đăng: 16/02/2022
Lượng mưa kém, biến đổi khí hậu và các con đập đã tạo ra điều kiện tồi tệ nhất dọc theo sông Mekong trong hơn 60 năm khi khu vực này bước vào năm hạn hán thứ tư, đe dọa sinh kế của khoảng 65 triệu người.
Do đó, Ủy ban sông Mekong (MRC) đang thúc giục sáu nước Mekong khẩn trương giải quyết “dòng chảy thấp trong khu vực, biến động nước và hạn hán”.
Sông Mekong là một trong những tuyến đường thủy dài nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chạy dài hơn 4.000km, từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Hàng chục triệu người đã dựa vào con sông này để có thực phẩm, nước uống, năng lượng và nguồn thu nhập.
Trong báo cáo mới nhất của mình, "Dòng chảy Thấp Mekong và Điều kiện Hạn hán năm 2019–2021", MRC nhận thấy rằng kể từ năm 2015, chế độ thủy văn đã thay đổi, với nhiều dòng chảy mùa khô hơn và giảm dòng chảy mùa mưa do gia tăng các hồ chứa trong lưu vực.
Theo Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa Kỳ, 11 đập ngăn dòng chính của sông Mekong ở Trung Quốc và Lào đã được hoàn thành. Hơn 118 đập đã được xây dựng dọc theo các phụ lưu. Ngoài ra còn có hàng trăm đập nhỏ hơn được sử dụng để tưới tiêu, canh tác mùa màng, thu hoạch cá và phân phối nước trên khắp các nước hạ lưu sông Mekong.
Những con đập này cũng đang giữ lại 50% lượng phù sa, kết hợp với việc nạo vét cát và thiếu mực nước cần thiết để xả sạch sông, đã làm tăng độ mặn.
Theo báo cáo của Ủy ban sông Mekong MRC, năm 2020 là năm khô hạn nhất, với lượng mưa dưới mức bình thường hàng tháng trừ tháng 10, và cần có nhiều hành động hơn “không chỉ từ Trung Quốc mà từ tất cả các nước thành viên MRC để cùng giải quyết những vấn đề này”.
Cần có các biên pháp ngay lập tức "để giảm thiểu khủng hoảng", bao gồm thiết lập một cơ chế thông báo chung về những dao động bất thường của mực nước và trong tương lai, vận hành và quản lý phối hợp các hồ chứa và đập thủy điện.
Ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành của Ban Thư ký MRC cho biết: “Ngoài ra, các quốc gia nên xem xét các phương án xây dựng thêm kho chứa để quản lý các điều kiện hạn hán và lũ lụt cấp bách cũng như một mô hình hoạt động cho toàn bộ lưu vực sông Mekong.”
Tin bài cùng sự kiện
-
Công điện số 4498/CĐ-BNNMT về việc ứng phó ATNĐ gần biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão (19/07/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 18/7/2025 (19/07/2025)
-
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 3) (19/07/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ, TỪ THANH HÓA ĐẾN ĐÀ NẴNG, PHÍA ĐÔNG CÁC TỈNH TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN ĐẮK LẮK VÀ... (19/07/2025)
-
Công an các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến của bão Wipha (19/07/2025)
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
Công điện số 4498/CĐ-BNNMT về việc ứng phó ATNĐ gần biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão (19/07/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 18/7/2025 (19/07/2025)
-
TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 3) (19/07/2025)
-
TIN DỰ BÁO NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ, TỪ THANH HÓA ĐẾN ĐÀ NẴNG, PHÍA ĐÔNG CÁC TỈNH TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN ĐẮK LẮK VÀ... (19/07/2025)
-
Công an các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến của bão Wipha (19/07/2025)
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
