Chất lượng không khí ở Hà Nội ở ngưỡng nguy hại
Hà Nội đang bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Sáng ngày 22/11, bụi mịn bao phủ Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng với hầu hết các điểm đo ở ngưỡng đỏ và tím.
Thời tiết hanh khô đang khiến chất lượng không khí tại Hà Nội bước vào đợt chuyển biến xấu. Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air với hàng chục điểm đo ghi nhận ô nhiễm không khí bao phủ khắp Thủ đô trong sáng nay, hầu hết các điểm đo cho thấy chất lượng không khí Hà Nội đều đã chạm tới ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe con người).
Đặc biệt một số điểm đo ghi nhận chất lượng không khí chạm tới ngưỡng tím (rất có hại cho sức khỏe con người) như tại khu vực Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cầu Giấy), Trung tâm Sao Mai (Thanh Xuân), Thị trấn Đông Anh (Đông Anh), Trâu Quỳ (Gia Lâm)..
Theo thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), có thể chất lượng không khí Hà Nội trong những ngày tới vẫn sẽ chỉ ở mức trung bình. Có những ngày, chỉ số chất lượng không khí (AQI) và nồng độ bụi mịn PM2.5 ở mức không tốt cho sức khỏe.
Các điểm miền Bắc ghi nhận ô nhiễm không khí trong sáng nay. Nguồn: PAM Air
Ngoài Hà Nội, một số tỉnh thành ở phía Bắc cũng ghi nhận mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng với với chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động từ 150 đến 180.
Tại TP Nam Định (tỉnh Nam Định) sáng nay đã ghi nhận chỉ số AQI tới 218 (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe con người). Hai điểm đo khác tại tại Nam Định là Hải Hậu và Nam Trực cũng báo cáo chất lượng không khí có hại cho sức khỏe con người ở ngưỡng đỏ. Một số địa phương khác như Bình Lục (Hà Nam), Mỹ Hào (Hưng Yên), Thái Thụy (Thái Bình) hay Vĩnh Bảo (Hải Phòng), chất lượng không khí cũng ở ngưỡng có hại. Thành phố Việt Trì, Thái Nguyên hay Bắc Ninh cũng là tiêu điểm ô nhiễm không khí trong đợt này.
Tình trạng ô nhiễm này bắt đầu xuất hiện từ ngày 20/11. Theo số liệu từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), thời điểm không khí ô nhiễm nghiêm trọng nhất là trong khoảng từ 1 - 6 giờ sáng, với mức đo chỉ số ô nhiễm dao động trong khoảng 160 - 249.
Lí giải cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có thể chuyển biến xấu bởi các nguồn từ giao thông, xây dựng, nhiên liệu đốt và những hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ... Theo trang dự báo chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ, đợt ô nhiễm không khí hiện tại có thể kéo dài đến hết tuần. Từ đầu tuần sau, chất lượng không khí được cải thiện.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2016 - 2020, ô nhiễm không khí ở Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi. Trong đó, bụi mịn PM2.5 được coi là sát thủ trong không khí khi có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư...
Hà Nội đang bước vào đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Trong thời điểm chất lượng không khí ở Hà Nội ở ngưỡng nguy hại, các chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân cần hạn chế ra ngoài vào thời gian mức ô nhiễm cao và nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng để hạn chế tiếp xúc với bụi mịn.
Những người có bệnh nền về hô hấp, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng hoặc già yếu nên thực hiện các biện pháp dự phòng, hạn chế tối đa đi ra ngoài tập thể dục buổi sáng bởi trong quá trình tập thể dục, lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn thông qua việc thở gấp.
Tổng hợp
Tin bài cùng sự kiện
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
