Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 19/7/2025

Ngày đăng: 21/07/2025

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 3)

Hồi 04 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 830km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h.

Dự báo diễn biến bão (trong 24 đến 72 giờ tới):

- Đến 04h/21/7: Vị trí ở 21,3 độ Vĩ Bắc, 110,3 độ Kinh Đông; trên đất liền phía Đông Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc); di chuyển hướng Tây, 20-25km/h, có khả năng mạnh thêm, đi vào Biển Đông và mạnh thêm; sức gió cấp 10, giật cấp 12. Vùng nguy hiểm từ 18,0-23,0N, phía Đông kinh tuyến 116,0. RRTT cấp 3: vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông.

- Đến 04h/22/7: Vị trí ở 20,6 độ Vĩ Bắc, 107,4 độ Kinh Đông; trên vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình; di chuyển hướng Tây Tây Nam, 15km/h; sức gió cấp 10-11, giật cấp 14. Vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 19,5; phía Tây kinh tuyến 112,5. RRTT cấp 3: vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông, vùng biển vịnh Bắc Bộ.

- Đến 04h/23/7: Vị trí ở 20,2 độ Vĩ Bắc, 105,0 độ Kinh Đông; trên đất liền đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa; di chuyển hướng Tây Tây Nam, 10km/h và suy yếu dần thành ATNĐ; sức gió cấp 6, giật cấp 8. Vùng nguy hiểm phía Bắc Vĩ tuyến 19,0; phía Tây kinh tuyến 110,0. RRTT cấp 3: vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Cảnh báo: Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục suy yếu thêm.

Ngày và đêm 20/7, phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 5,0-7,0m; vùng biển phía Nam khu vực Bắc biển Đông (bao gồm đặc khu Hoàng Sa), từ Lâm Đồng đến TP. Hồ Chí Minh, giữa và Nam Biển Đông (bao gồm đặc khu Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-5,0m; vùng biển từ Nam Quảng Trị đến Khánh Hòa, Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Đồng Tháp đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 1,5-4,0m; vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên đến cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 2,0-4,0m. Ngoài ra, ngày và đêm 20/7, vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm đặc khu Hoàng Sa), vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, riêng vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão.

Nước dâng do bão và cảnh báo ngập lụt khu vực ven biển: Vùng ven biển các tỉnh Hải Phòng-Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5m (Hải Phòng) đến 0,8m (Quảng Ninh), kết hợp với thuỷ triều tạo mực nước tổng hợp cao từ 4,1m (tại Hòn Dấu, thành phố Hải Phòng) đến 5,0m (tại Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh) gây ngập úng tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông vào trưa và chiều 22/7.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2, riêng vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông cấp 3.

2. Về mưa:

- Mưa ngày (19h/18/7-19h/19/7): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến 30-60mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) 118mm, Trúc Tay (Bắc Ninh) 89mm, Thái Bình (Hưng Yên) 86mm, Phú Lễ (Ninh Bình) 85mm, Cổ Lũng (Thanh Hóa) 85mm.

 - Mưa đêm (19h/19/7-07h/20/7): Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến 20-40mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Diễn Thái (Nghệ An) 65mm, Hương Quang (Hà Tĩnh) 43mm, Hướng Việt (Quảng Trị) 98mm, Hướng Lập (Quảng Trị) 70mm.

Mưa 3 ngày (19h/16/7-07h/20/7): Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 50-80mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh) 118mm, Đắk Dục (Quảng Ngãi) 113mm, Ia Pnôn (Gia Lai) 166mm, Ia Nan (Gia Lai) 163mm, Đăk Ngo (Lâm Đồng) 109mm.

Dự báo:

Ngày và đêm 20/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm; khu vực cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 60mm.

Từ chiều 21/7 đến ngày 23/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (> 150mm/3h).

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

3. Về mực nước các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước hạ lưu sông Hồng tại trạm Hà Nội đang biến đổi chậm ở mức cao do chịu ảnh hưởng điều tiết của thủy điện tuyến trên; sông Thái Bình tại trạm Phả Lại dao động, chịu ảnh hưởng triều. Mực nước lúc 07h00 ngày 20/7 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 4,84m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại 1,58m.

Dự báo: Mực nước hạ lưu sông Hồng tại trạm Hà Nội sẽ tiếp tục biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng điều tiết của thủy điện tuyến trên; trong 36h tới, mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại cao nhất là 1,70m, thấp nhất là 1,50m.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Tình hình tàu thuyền

          Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PTDS, PCTT&TKCN Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 20/7/2025, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 54.300 phương tiện/227.194 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động phòng tránh, cụ thể:

- Hoạt động khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa): 1.149 tàu/7.509 người (Nghệ An 160 tàu/650 người; Hà Tĩnh 03 tàu/12 người ; Đà Nẵng 124 tàu/788 người; Quảng Ngãi 129 tàu/1.384 người; Gia Lai 733 tàu/4.675 người);

- Hoạt động khu vực khác: 8.453 tàu/36.013 người;

- Neo đậu tại các bến: 44.698 tàu/183.672 người.

Các phương tiện đã nhận được thông tin cảnh báo Bão và đang tiếp tục di chuyển vòng tránh không đi vào khu vực nguy hiểm.

2. Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An là 148.834 ha (55.204 ha nuôi tôm nước lợ, 21.735 ha nuôi nhuyễn thể, 72.836 ha nuôi thủy sản nước ngọt); 20.154 lồng bè; 3.743 chòi canh nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão và mưa lũ.

3. Tình hình sản xuất nông nghiệp: Diện tích lúa Mùa các tỉnh khu vực Bắc Bộ hiện là 649.279ha, chủ yếu đang ở giai đoạn đẻ nhánh.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa khu vực Bắc Bộ

a) Liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl

(m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCNTL(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

19/7

196,36

118,06

2.395

3.228

197,3

20/7

196

117,33

2.721

2.999

Hòa Bình

7h

19/7

101,80

14,74

3.890

6.956

101

20/7

100,83

13,80

3.668

3.905

Tuyên Quang

7h

19/7

104,78

50,63

590

736

105,2

20/7

104,53

50,58

593

739

Thác Bà

7h

19/7

55,79

24,10

347

418

56

20/7

55,77

22,19

300

52

*Hiện hồ Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy.

b) Hồ chứa thủy lợi

Khu vực Bắc Bộ đến Hà Tĩnh có tổng số 4.537 hồ (455 hồ lớn, 878 hồ vừa, 3.204 hồ nhỏ); lượng nước trữ trong các hồ trung bình đạt khoảng từ 55% - 87% dung tích thiết kế.

Hiện có 91 hồ đang sửa chữa, nâng cấp (Tuyên Quang 16, Điện Biên 3, Lào Cai 4, Thái Nguyên 11, Lạng Sơn 3, Phú Thọ 6, Bắc Ninh 2, Ninh Bình 2, Thanh Hóa 33, Nghệ An 7, Hà Tĩnh 4) và 05 hồ xây dựng mới (Cao Bằng 3, Lai Châu 1, Tuyên Quang 1).

2. Tình hình đê điều

Hệ thống đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa còn tồn tại 20 trọng điểm đê điều xung yếu (Quảng Ninh 02, Hải Phòng 08, Hưng Yên 06, Ninh Bình 04) và 07 công trình đang thi công (Hải Phòng 02, Hưng Yên 01, Ninh Bình 03, Thanh Hóa 01).

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 và số 115/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp Bộ Công an, UBND tỉnh Quảng Ninh và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung mọi biện pháp, huy động lực lượng, phương tiện gần khu vực tàu bị nạn, đồng thời yêu cầu triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình người bị nạn, cứu chữa người bị thương, lo hậu sự chu đáo cho người bị thiệt mạng, tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường; yêu cầu các lực lượng phấn đấu trong đêm ngày 19/7/2025 tìm kiếm được tất cả các nạn nhân và trục vướt xác tàu bị đắm.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện số số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3.

- Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành 02 công điện chỉ đạo sớm từ ngày 17/7 khi ATNĐ gần biển Đông và khi bão bắt đầu vào biển Đông ngày 19/7; chiều ngày 18/7/2025, Bộ đã tổ chức cuộc họp với một số Bộ, ngành liên quan và giao các đơn vị trực thuộc Bộ cử cán bộ chuyên môn[1] phối hợp với các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ để triển khai ứng phó với bão và mưa lũ thực tế tại địa phương trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp; phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó; tổ chức gửi tin nhắn Zalo cảnh báo về bão và mưa lớn diện rộng đến 35 triệu người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Đăk Lắk chủ động triển khai ứng phó với bão và mưa lũ theo công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường

- Các Bộ: Quốc Phòng, Công an, Công Thương, Xây Dựng, Khoa học và Công nghệ, Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã có công điện và chủ động triển khai ứng phó với bão; Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có công hàm gửi các nước trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho tàu thuyền vào tránh trú và hỗ trợ khi có tai nạn, sự cố;

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng cập nhật, phát các bản tin dự báo bão để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cảnh báo cho người dân.

V. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Thiệt hại tàu du lịch bị lật do dông lốc tại Quảng Ninh:

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Hồi 15h30 ngày 19/7, tại khu vực đảo Ti Tốp/Quảng Ninh (200512’24’’N-107004’30’’E, phía Đông của Hang Đầu Gỗ, tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) gồm 05 thuyền viên chở 48 hành khách thăm quan tại khu vực trên gặp giông lốc bị lật úp.

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 (QN 7105) tại khu vực đảo Ti Tốp, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 và số 115/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp Bộ Công an, UBND tỉnh Quảng Ninh và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập trung mọi biện pháp, huy động lực lượng, phương tiện gần khu vực tàu bị nạn, đồng thời yêu cầu triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình người bị nạn, cứu chữa người bị thương, lo hậu sự chu đáo cho người bị thiệt mạng, tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường; yêu cầu các lực lượng phấn đấu trong đêm ngày 19/7/2025 tìm kiếm được tất cả các nạn nhân và trục vướt xác tàu bị đắm.

Các lực lượng đã huy động tổng quân số, phương tiện, trang thiết bị tham gia tìm kiếm cứu nạn: 266 người, 18 tầu, 18 xuồng, 03 bông tông và các trang thiết bị đi cùng để khẩn trương tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Cập nhật thông tin từ hiện trường tính đến 02h00 ngày 20/7/2025, các lực lượng đã tiến hành nâng được tàu và bơm nước ra ngoài để tiếp tục tìm kiếm; đã cứu được 10 người và 38 thi thể vẫn còn 05 người mất tích. Hiện các lực lượng đang tích cực tìm kiếm những người còn mất tích.

2. Thiệt hại do dông lốc tại một số tỉnh khác

Theo báo cáo nhanh của tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ ngày 19/7/2025, mưa dông, lốc kèm theo mưa đá đã gây thiệt hại như sau:

- Về người:

+ 02 người chết (Thái Nguyên: 01 người do bị tường rào đổ vào người; Phú Thọ: 01 người do bị mái tôn bay vào người);

+ 01 người bị thương (Thái nguyên: 01 người)

- Về nhà ở: 605 nhà tốc mái (Cao Bằng: 40; Thái Nguyên: 261; Phú Thọ: 304);

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, địa phương đã tổ chức chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Tỉnh Quảng Ninh khẩn trương tổ chức cứu hộ tàu du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 114/CĐ-TTg ngày 19/7/2025; số 115/CĐ-TTg ngày 20/7/2025.

2. Các tỉnh, thành phố khu vực khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Đắk Lắk chủ động ứng phó với bão theo Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 4594/CĐ-BNNMT ngày 19/7/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

3. Các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình triển khai công tác đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hòa Bình.

4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai)./.

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập